TP.HCM: Cứu bé trai bị dị ứng hiếm gặp, nguy kịch
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.Bà 'trùm' FPT Shop và nhà thuốc Long Châu: Đổi mới cách làm việc để vượt qua khó khăn trong năm 2023
Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi lại tại khu vực đảo nổi, nơi Đắk Nông sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập tỉnh:
Những tấm lòng vàng 19.2.2023
Tác phẩm Đường vào thiền (The path of meditation) tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong 3 ngày tại khu đồi Mahabaleshwar, không chỉ giúp hiểu rõ về thiền mà còn hướng dẫn tìm lại sự cân bằng, tỉnh thức và chạm vào thế giới bên trong của mình.Tác giả Osho mở đầu cuốn sách bằng một nhận định đầy thấu triệt: "Không phải ai cũng thực sự giác ngộ và không phải ai cũng mong muốn tìm ra sự thật. Đa số chúng ta chỉ trôi dạt giữa cuộc đời, bị cuốn theo những nghĩa vụ, những tham vọng, khát khao nửa vời mà chưa bao giờ thực sự dừng lại để tự hỏi: Ta là ai? Mục đích của sự tồn tại này là gì? Ta sống theo quán tính, theo những khuôn mẫu được định sẵn, nhưng hiếm khi có đủ dũng khí để nhìn sâu vào tâm thức và tự vấn về sự tồn tại".Ở Đường vào thiền, Osho phá vỡ nhiều quan niệm sai lầm về thiền, đặc biệt là ý niệm cho rằng thiền là một trạng thái mà ta có thể đạt được bằng sự cố gắng hay kỷ luật tinh thần. Theo ông, thiền không phải là hành động ép buộc tâm trí phải im lặng, cũng không phải là một phương pháp nhằm đạt được một trạng thái đặc biệt nào đó. Ngược lại, thiền là sự buông bỏ, là một quá trình quan sát tự nhiên, nơi ta để cho mọi thứ diễn ra mà không can thiệp, không phán xét, không níu giữ hay kháng cự. Thiền với bậc thầy Osho không chỉ là ngồi yên nhắm mắt. Nó là một trạng thái của toàn bộ con người. Cơ thể cũng là một phần của thiền. Osho khuyên rằng trước khi có thể đi vào thiền, ta cần có một cơ thể thuần khiết, không bị cản trở bởi những xung động bị dồn nén. Những cảm xúc không được bộc lộ, những căng thẳng tích tụ sẽ tạo ra các rào cản ngăn ta đi sâu vào chính mình. Vì vậy, một phần quan trọng của thiền là giải phóng cơ thể khỏi những tắc nghẽn, là sống một cách tự nhiên và không bị đè nén.Osho đã khẳng định: "Sáng tạo vĩ đại nhất của con người là chính họ, là khả năng tự nhận thức của họ. Bất kỳ thứ gì khác mà họ tạo ra đều không có nhiều giá trị như vậy, nó sẽ giống như vẽ trên mặt nước. Nhưng những gì họ tạo ra bên trong chính mình sẽ giống như hình khắc trên đá: không bao giờ có thể bôi xóa, nó sẽ mãi ở bên họ".Một trong những điểm quan trọng mà Osho nhấn mạnh là thiền không có công thức chung cho tất cả. Mỗi người cần tìm ra con đường phù hợp với mình. Một số người sẽ tìm thấy thiền trong sự im lặng, số khác tìm thấy nó trong chuyển động, trong âm nhạc, hoặc ngay cả trong những hoạt động hằng ngày. Điều quan trọng nhất là sự hiện diện trọn vẹn trong từng khoảnh khắc.Trong một thế giới đầy biến động, nơi con người không ngừng tìm kiếm hạnh phúc bên ngoài, thiền chính là lời nhắc nhở rằng mọi thứ ta đang tìm kiếm đã luôn ở đây, bên trong chính ta.Đường vào thiền không đơn thuần là một cuốn sách hướng dẫn thiền, mà là một lời mời để ta dừng lại giữa cuộc sống vội vã, để lắng nghe chính mình, để nhìn thấu những ảo tưởng và quay về bản thể bên trong. Suy cho cùng, thiền không có điểm đến nhưng chính trong sự buông bỏ và hiện diện trọn vẹn, đã cho ta tìm thấy tất cả những điều chỉnh mỗi khi có cảm giác như mất phương hướng.
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
Hoàng Yến Chibi trải lòng chuyện bán nhà làm MV tiền tỉ
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn